Đại dịch Covid qua đi để lại những thay đổi mạnh mẽ trong cách thức mua hàng tưởng chừng đã là thói quen khó bỏ của các doanh nghiệp.
Thương mại điện tử bùng nổ mạnh mẽ và phát triển hơn bao giờ hết. Qua đó, đã định hình lại cách thức kinh doanh và vận hành của hàng loạt doanh nghiệp. Mà rõ ràng, cụ thể hơn ở đây là cách thức thu mua hàng hóa trong chuỗi sản xuất, cung ứng dịch vụ.
Các phương thức thu mua truyền thống đã có sự thay đổi rõ rệt phát triển mạnh mẽ theo thời đại công nghệ 4.0. Hầu hết các chuỗi cung ứng từng đứt gãy trong thời gian Covid đã được phục hồi và nâng cấp nhờ sự nắm bắt xu hướng và thay đổi để tồn tại của các chủ doanh nghiệp.
Một trong những phương thức thu mua đó là từ sự phát triển người dùng mạnh mẽ và nâng cấp dịch vụ của các trang thương mại điện tử 2B2, B2C. Tính thích nghi, và bắt kịp thị trường phát triển đã giúp các doanh nghiệp ổn định sau dịch và tăng doanh thu.
Hàng loạt các trang web phục vụ quá trình mua-bán có chỉ số tiếp cận doanh nghiệp tăng gần 20-30% so với trước Đại dịch. Theo dữ liệu thu thập từ khảo sát tại Hoa Kỳ, doanh thu thương mại điện tử năm 2020 tăng 32,2% so với cùng kỳ năm 2019.
Các doanh nghiệp đã chuyển một phần sự trung thành từ phương thức thu mua truyền thống cũng như đối tác truyền thống sang đa kênh, đa đối tác.
Tại Việt Nam, theo Sách trắng Thương mại điện tử năm 2021, tỷ lệ người dùng internet tham gia mua sắm trực tuyến đã tăng từ 77% trong năm 2019 lên 88% trong năm 2020.
Như vậy, có thể thấy, đại dịch Covid-19 cùng những yêu cầu về giãn cách, phong tỏa, hạn chế tiếp xúc đã làm doanh nghiệp quan tâm hơn đến mua sắm trực tuyến.
Chính những sự biến đổi và chuyển mình đó đã kích thích sự hình thành và phát triển của hàng loạt trang thương mại điện tử mới, phục vụ nhiều hơn nhu cầu của Doanh nghiệp trong giai đoạn bình thường mới – hồi phục và phát triển sau đại dịch.
Điều doanh nghiệp cần làm là xây dưng quy trình mới, phương thức mới để tận dụng tối đa những lợi ích từ thương mại điện tử đem lại trong việc phát triển doanh thu và tối đa lợi nhuận.
Trầm Di